MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA
(Chính sách của Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của cá nhân,
tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia)
1. Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
– Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
– Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
– Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
– Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
– Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
(Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019)
2. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
– Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
– Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.
– Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
(Điều 4 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019)