TÌM HIỂU LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở SƠ SỞ
(thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động)
* Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước
Những nội dung người lao động bàn và quyết định |
– Nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật.
– Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động. – Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân. – Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động. – Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. (Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022) |
Những nội dung người lao động tham gia ý kiến |
* Những nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định bao gồm:
– Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; – Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; – Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; – Dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến; – Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp; – Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp. * Những nội dung người lao động tham gia ý kiến theo đề nghị của tổ chức đại diện người lao động bao gồm: – Nội dung, hình thức thỏa ước lao động tập thể; – Nội dung, hình thức đối thoại tại doanh nghiệp nhà nước. (Điều 71 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022) |
Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với người lao động, tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo định kỳ hằng năm; tổ chức đối thoại theo yêu cầu của một hoặc các bên hoặc trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật để chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi (khoản 1Điều 73 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022).
* Việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước thực hiện theo quy định chung tại Chương I của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 và các quy định cụ thể về thực hiện dân chủ tại nơi làm việc theo pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.