Hiệu quả ứng dụng “Trợ lý ảo” trong ngành Tòa án

Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu và triển khai thử nghiệm Trợ lý ảo đóng vai trò như một thư ký riêng, am hiểu pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ của Tòa án. Đây được coi là một bước đi có tính đột phá về chuyển đổi số trong ngành Tòa án.

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số đang dần thay đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội, các cơ quan Nhà nước sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả điều hành và thực thi công vụ của công chức được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhất và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Việc sử dụng “Trợ lý ảo” đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian tra cứu, tìm kiếm, nghiên cứu, xử lý, ra các quyết định đúng bản chất sự việc, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, được dư luận xã hội đồng tình.

“Trợ lý ảo” được thiết lập làm việc 24/7 và luôn bên cạnh Thẩm phán, giao tiếp với Thẩm phán bằng ngôn ngữ tự nhiên thông qua điện thoại di động, máy tính cá nhân. Đây được xem là một công cụ trợ giúp đắc lực cho việc xét xử các vụ án hình sự, hành chính, giải quyết các vụ việc dân sự.

Giả sử, mỗi lượt hỏi đáp giúp tiết kiệm được 5 phút công lao động so với tra cứu, tìm kiếm trên văn bản giấy, thì việc sử dụng “Trợ lý ảo” trong ngành Tòa án đã giúp tiết kiệm khoảng (2.200.000) x (5/60) ~ 183.000 (giờ công lao động) x (200.000 đồng/giờ công lao động theo thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2022) khoảng 36,7 tỷ đồng./.

nguồn: https://dx.gov.vn/